Để bát đĩa qua đêm trong máy

Rất nhiều gia đình thường có thói quen để nguyên bát đũa vừa rửa xong trong máy mà không úp ngay vào chạn bát. Trong điều kiện máy đóng kín như vậy, hơi ẩm + không khí nóng còn sót lại sẽ khiến bát đĩa ẩm ướt, gây ra mùi khó chịu cũng như là không an toàn khi sử dụng. Bạn nên chú ý úp bát vào giá đựng bát sau khi máy rửa xong nhé. 

Không loại bỏ thức ăn thừa trước khi đưa vào máy rửa bát

Đôi khi “lười” hoặc do không biết mà chúng ta thường tặc lưỡi bỏ qua công đoạn gạt bỏ thức ăn thừa vào thùng rác trước khi cho bát đĩa vào máy rửa. Các thức ăn thừa còn sót lại trên chén đĩa sẽ rơi xuống làm tắc ống phun nước cũng như thoát nước làm chậm lại quá trình rửa bát cũng như là máy hoạt động thiếu hiệu quả. Trường hợp xấu nhất là máy sẽ xảy ra lỗi và không sử dụng được nữa. Vì thế, bạn nên tập thói quen gạt bỏ thức ăn thừa trước khi cho chén đĩa vào máy rửa nhé.  

Sắp xếp đồ vào máy rửa bát sai vị trí

– Tưởng chừng như chỉ là vấn đề nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả làm sạch bát đĩa của máy rửa bát. Để máy hoạt động tốt nhất, bạn nên:  Xếp xoong nồi – bát đĩa to vào khay dưới; bát đĩa – cốc chén nhỏ ở khay trên. Các loại thìa, đũa nên để vào giỏ đựng được thiết kế riêng.  Bát nên xếp nghiêng để không bị đọng nước, xoong nồi nên để úp và lưu ý không xếp đồ chắn vào vòi phun nước, nhớ tạo các khe hở nước và các chất tẩy rửa dễ dàng tiếp cận.  

– Để tránh đồ thủy tinh bị hỏng, các vật dụng không nên xếp chồng lên nhau hoặc xếp quá sát nhau vì áp suất của nước lớn để làm va chạm gây vỡ.

Sắp xếp đồ không phù hợp vào máy rửa bát

Các bạn nên tránh để những đồ vật không chịu được nhiệt như: thiếc, đồng…. vì chúng có thể bị biến dạng, làm giảm độ bền của đồ. Bên cạnh đó, nên hạn chế để các loại xoong nồi có lớp chống dính vào máy vì nó khiến cho lớp phủ bị bong tróc.

Cho quá nhiều đồ vào máy một lần rửa

Mỗi loại máy rửa bát đều quy định công suất và dung tích sử dụng khác nhau. Vì thế số lượng bát đũa, xoong nồi mỗi lần rửa đều được quy định cụ thể. Việc xếp quá nhiều đồ vào máy làm cho nước và chất tẩy rửa khó lưu thông. Bát đĩa vì thế sẽ khó được làm sạch. Bạn có thể chia bát đũa ra làm nhiều lần rửa, hoặc rửa trước bằng tay một số đồ lặt vặt.

Không vệ sinh máy rửa bát thường xuyên

Máy rửa bát cũng giống như các thiết bị, vật dụng nhà bếp khác, bạn cần lau chùi vệ sinh máy thường xuyên để máy hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho máy.

– Vệ sinh hàng ngày: lau chùi bề mặt, tránh để nơi ẩm ướt, tránh chuột bọ, kiến gián xâm nhập.

– Vệ sinh hàng tuần, hàng tháng: theo khuyến nghị của nhà sản xuất là hàng tuần nên sử dụng viên tẩy cặn cho máy (dạng viên cứng đóng vỉ), hàng tháng nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng (dạng chai nước, kiểu tổng vệ sinh toàn diện).

Thường xuyên vệ sinh lọc rác, chú ý dọn sách thức ăn thừa bám trong máy rửa bát. Vệ sinh tay phun nước bằng cách tháo ra, loại bỏ những mảnh vụn bám vào lỗ phun làm giảm áp lực phun nước của máy.

Không sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng

– Nhiều gia đình sử dụng các loại chất tẩy rửa chén thông thường cho máy rửa bát. Chất tẩy rửa thông thường sẽ gây ra quá nhiều bọt làm hỏng hóc linh kiện, ảnh hưởng đến tuổi thọ máy. Hơn nữa, mức nhiệt cao trong máy sẽ làm mất đi tác dụng làm sạch của nước rửa chén,  thậm chí sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe . Đặc biệt, nếu sử dụng các sản phẩm máy rửa bát cao cấp thì chúng còn báo lỗi và tạm thời không hoạt động.

– Để máy rửa bát phát huy phát huy hết hiệu quả làm sạch, vận hành an toàn và đảm bảo tuổi thọ thì cần sử dụng các loại Chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho máy rửa bát

Hy vọng, với bài viết này bạn sẽ góp nhặt được những thông tin bổ ích để dễ dàng hơn trong việc sử dụng máy rửa bát.