NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI BẾP TỪ KHÔNG NHẬN NỒI
Rosieres - Hãng thiết bị bếp danh giá 155 năm CH Pháp

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI BẾP TỪ KHÔNG NHẬN NỒI

29 tháng 05 2024
Rosieres

Lỗi bếp từ không nhận nồi có đang làm bạn bị gián đoạn trong quá trình nấu ăn? Để trả lời toàn bộ các thắc mắc có liên quan đến vấn đề bếp từ đôi khi không nhận nồi, không làm nóng nồi. Hãy cùng Rosieres tham khảo bài viết sau.

Bếp từ rất dễ sử dụng, tuy nhiên, nó đòi hỏi một số yêu cầu chẳng hạn như kết nối nguồn điện phù hợp, sử dụng đúng dụng cụ nấu. Mặc dù rất nhiều chị em đã tuân thủ, sắm riêng cho chiếc bếp hiện đại này một bộ nồi từ cao cấp, thế nhưng không ít lần vẫn xảy ra lỗi bếp từ không nhận nồi.

Trước hết, cùng xem những nguyên nhân khiến bếp điện từ không nhận nồi là gì?

1. Đáy nồi không chứa từ tính

Bạn có chắc chắn bộ nồi bạn đang dùng là loại nồi từ có đáy chứa từ tính hay không? Các loại nồi đáy sứ, đáy thủy tinh, nhôm,... không nấu được trên bếp từ. Các loại nồi dùng được cho bếp từ thường được làm từ chất liệu gang hoặc Inox. Trước khi mang đi sửa bếp từ không nhận nồi hãy thử kiểm tra bộ nồi mà bạn đang sử dụng trước đã nhé!

Tuy nhiên, nhiều chị em có thể nhầm lẫn rằng: Cứ là nồi inox thì chắc chắn sẽ nấu được trên bếp từ. Nhưng thực tế không phải vậy.

Nồi dùng cho bếp từ được ký hiệu bởi 1 biểu tượng lò xo dưới đáy, hoặc có in chữ "induction. Nếu bạn cẩn thận và muốn chắc chắn chiếc nồi bạn dùng là sản phẩm nấu được trên bếp từ hay không. Hãy thử sử dụng nam châm để biết. Nếu nam châm hút chặt vào đáy nồi, có nghĩa chiếc nồi được sử dụng phù hợp với bếp từ. Còn ngược lại thì không.

Nồi inox dùng cho bếp từ là loại nồi được làm từ chất liệu inox 304, đây là chất liệu tiêu chuẩn, cao cấp được kiểm chứng là phù hợp với bếp điện từ, nấu ăn an toàn và đặc biệt là giúp nấu nhanh, tiết kiệm điện.

Để sửa bếp từ không nhận nồi với nguyên nhân này cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần thay đổi chiếc nồi khác có đáy chứa từ tính là xong. Hoặc nếu chiếc nồi của bạn thuộc loại nồi có đáy không chứa từ tính. Bạn có thể sử dụng sự hỗ trợ của các loại đĩa truyền nhiệt bếp từ.

Để nấu ăn lâu dài và tránh mắc lỗi bếp từ không nhận nồi thêm bất kỳ lần nào trong tương lai nữa, bạn nên mua một bộ nồi bếp từ chuyên dụng, hàng cao cấp để không bị gián đoạn trong quá trình nấu.

2. Bếp từ không nhận nồi nhỏ - kích thước nồi quá bé 

Có thể các chị em đã biết nhưng khi đi mua lại không hề để ý rằng, đường kính miệng nồi bao giờ cũng lớn hơn đáy nồi. Tuy nhiên, theo thói quen mua sắm, người tiêu dùng lại chỉ quan tâm đến miệng nồi nên mua nhầm chiếc nồi có miệng vừa vặn nhưng đáy nồi quá nhỏ.

Mỗi loại bếp từ quy định đường kính vùng nấu tương ứng với đường kính của đáy nồi. Thông thường, bếp từ tiếp nhận kích thước đáy nồi từ 12cm - 30cm. Tuy nhiên, không phải loại bếp nào cũng dùng được loại nồi có đường kính dưới 12cm. Bởi vậy, nếu bạn đang dùng một chiếc nồi có đường kính dưới 12cm. Có thể nó đã gặp lỗi bếp từ không nhận nồi nhỏ.

Cách khắc phục bếp từ không nhận nồi nhỏ rất đơn giản, hãy thử lấy một chiếc nồi kích thước lớn hơn để nấu thử để và cải thiện vấn đề. Đây là cách sửa bếp từ không nhận nồi siêu đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện mà không cần nhờ đến các kỹ thuật sửa chữa ngoài hàng, quán đấy.

3. Nồi đang bị đặt lệch so với vùng nấu

Nguyên nhân này tưởng chừng rất khó xảy ra nhưng trên thực tế đã có những trường hợp do quá bận rộn, vội vàng khiến chị em đặt lệch vị trí của nồi so với vùng nấu.

Việc sai vị trí cũng có thể xảy ra khi nồi đun sôi, bị xê dịch đôi chút với vùng nấu, hoặc quá trình lật, đảo thức ăn. Lúc này, cảm biến nhiệt của bếp từ tự nhận diện nồi nấu sẽ kích hoạt chức năng tự động ngắt bếp.

Để sửa bếp từ không nhận nồi khi đặt sai vị trí, bạn chỉ cần điều chỉnh đáy nồi vào trung tâm vùng nấu sao cho vừa vặn, kích hoạt lại các chức năng để tiếp tục nấu ăn.

4. Đáy nồi biến dạng hoặc có vật cản dưới đáy

Một lỗi bếp điện từ không nhận nồi hay gặp khác nữa chính là sử dụng đáy nồi không bằng phẳng, đáy móp méo, cong vênh, lồi lõm. Bếp điện từ không hoạt động nếu không tiếp xúc với toàn bộ đáy nồi.

Với những chiếc nồi đã cũ, khi sử dụng nhiệt lớn, đáy nồi thường bị biến dạng khiến quá trình nấu ăn bị gián đoạn. Có thể trước đây bạn vẫn nấu được chiếc nồi đó trên bếp từ, nhưng đột nhiên hôm nay gặp lỗi. Hãy thử kiểm tra xem có đúng đáy nồi của bạn đang gặp tình trạng trên hay không.

Nếu đúng chiếc nồi của bạn đã bị biến dạng và bếp từ không nhận nồi kêu tạch tạch khi nấu, có tiếng kêu bên trong nồi. Hãy dừng quá trình nấu lại và đổi sang nấu một chiếc nồi khác có đáy phẳng chứa từ tính.

Nhiệt độ nấu ăn của bếp từ khá cao, bạn cũng nên dùng những dụng cụ nấu có đế dày để không biến dạng, lồi lõm nếu nấu ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Nếu đế quá mỏng có thể dễ dàng biến dạng khi nấu ở nhiệt độ cao và thậm chí làm hỏng mặt bếp trong trường hợp quá nóng. 

5. Lỗi do bếp từ hỏng cảm biến hoặc bảng điều khiển

Nếu bạn đã kiểm tra đủ 4 nguyên nhân gây lỗi bếp điện từ không nhận nồi trên đây nhưng đều không phải. Có lẽ bếp từ đã hỏng cảm biến nhận diện nồi nấu hoặc bảng điều khiển. Các chuyên gia sửa bếp từ không nhận nồi chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thực hiện khắc phục lỗi này.

Khi hỏng cảm biến hoặc hỏng IC điện trong bảng mạch điện bếp từ. Bạn sẽ không thể thực hiện nấu ăn và sử dụng bảng điều khiển để làm nóng nồi.

Cách sửa bếp từ không nhận nồi duy nhất trong trường hợp này chính là thay, sửa cảm biến hoặc IC của bếp. Việc xử lý này bạn cần nhờ đến các chuyên gia kỹ thuật bếp từ, tuyệt đối không tự thay sửa khiến bếp hỏng nặng hơn. 

Trên đây là tập hợp đầy đủ nguyên nhân, cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản nhất để bạn khắc phục nhanh chóng sự cố, tiếp tục nấu ăn. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ là người sử dụng bếp từ thông thái và hiệu quả hơn.

hotline 0902 155 058
icon
Messenger